Niềng răng hô, răng vẩu độ tuổi nào hiệu quả nhất?

Răng hô không phải là một bệnh lý nhưng lại gây mất thẩm mỹ và mất tự tin khi giao tiếp. Vì thế, những người bị hô, vẩu thường tìm đến phương pháp niềng răng để khắc phục tình trạng này, lấy lại vẻ đẹp nụ cười và sự tự tin khi giao tiếp. Với công nghệ niềng răng hiện đại, dù bạn ở tuổi nào đi chăng nữa thì đều có thể niềng răng hô được. Tuy nhiên, thời gian niềng răng hô mất bao lâu sẽ phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi và khả năng dịch chuyển răng của từng người.

răng bị hô

Hình ảnh: Một số hàm răng bị hô

Dấu hiệu nhận biết răng bị hô, vẩu

 

– Là răng bị chìa ra phía trước: Đây là nguyên nhân rất hay gặp nhất ở nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý. Răng bị chìa ra làm vùng miệng mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.

– Môi căng, hàm dưới lùi: Đây là một đặc điểm khó nhìn nhận ra nhất, là điều mà bệnh nhân hay than phiền nhất rằng mình bị “hô” nhưng khó có thể trả lời cụ thể hô như thế nào. Những trường hợp này thường là có chỉ định phải nhổ răng.

Niềng răng hô

– Cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa: Khi cung hàm bị hẹp, các răng cửa sẽ có xu hướng nổi bật và chìa ra phía trước, làm tăng cảm giác “hô”. Ở những trường hợp này, cần rất thận trọng với chỉ định nhổ răng.

 

– Hô răng 2 hàm: Những trường hợp này bệnh nhân lại thường thấy mình hô khá nh

iều. Môi của bệnh nhân căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên. Và nhổ răng thường được chỉ định cho trường hợp này. Với một số trường hợp, chỉ 1 hô 1 số răng hoặc chỉ bị hô hàm trên thì có thể niềng răng hàm trên được mà không phải niềng răng cả hai hàm. Nhưng để biết chính xác, có niềng răng 1 hàm được hay không thì phải qua trực tiếp nha khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

răng bị hô

Các phương pháp điều trị cho răng hô

Hô vẩu được chia làm 2 loại là hô do răng hoặc do hàm, nhiều người vẫn bị nhầm tưởng giữa 2 loại hô này.

+ Nếu hô do cấu trúc xương hàm gây ra thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật hàm hô. Kỹ thuật này yêu cầu bác sỹ có trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình phẫu thuật hiện đại.

+ Nếu bị hô do răng thì chỉ cần niềng răng hô là sẽ hiệu quả. Hiện nay, có 2 phương pháp chỉnh nha cho răng hô phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Ngoài ra, có một số trường hợp răng hô quá nặng thì có thể chỉnh nha phối hợp giữa mắc cài và trong suốt để giúp răng sắp xếp về đúng vị trí mong muốn, điều chỉnh lại khớp cắn chuẩn một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng.

Niềng răng hô ở trẻ em và người trưởng thành

Phương pháp niềng răng hô cho người trưởng thành

Ở người trưởng thành, khối xương hàm mặt đã cố định và không còn có thể phát triển hay thay đổi trong tương lai. Kế hoạch điều trị thường là bù trừ và sửa chữa những khuyết điểm hiện có, nên chỉ định nhổ răng thường được đặt ra. Như vậy, ở người trưởng thành, điều trị vẫn có thể đạt được hiệu quả tối ưu, nhưng thường sẽ phải chỉ định phải nhổ răng, cắm minivis hoặc nong hàm để đạt được kết quả cao nhất.

Người trưởng thành 30 – 40 tuổi có thể niềng răng được không là băn khoăn của khá nhiều bệnh nhân. Nhưng hiện nay, với công nghệ chỉnh nha hiện đại, dù bạn ở độ tuổi 30 – 40 hay nhiều hơn nữa vẫn có thể niềng răng được. Chỉ cần bạn có quyết tâm và mong muốn thay đổi nụ cười của mình đẹp hơn thì mọi điều đều có thể.

Khó khăn của người lớn khi niềng răng hô so với trẻ em là thời gian niềng răng lâu hơn. Đồng thời, công việc phải giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng nhiều cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định niềng răng hô ở người lớn. Vì vậy, nha sĩ sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng. Nếu như bạn phải thường xuyên gặp gỡ đối tác, bạn có thể niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng trong suốt để người khác gần như không thấy bạn đang niềng răng.

Niềng răng hô

Hình ảnh: Trước và sau khi niềng răng hô tại LUU DENTIST

Phương pháp niềng răng hô cho trẻ em

Ở trẻ em, nếu được điều trị sớm từ độ tuổi 14 – 16 tuổi thì thông thường niềng răng hô sẽ không phải nhổ răng. Bên cạnh đó, việc nắn chỉnh răng sẽ dễ dàng và cho hiệu quả tốt nhất. Thường thời gian niềng răng ở độ tuổi này sẽ dao động trong khoảng 6 tháng – 1,5 năm tùy theo mức độ hô và lệch lạc của răng.

Niềng răng hô cho trẻ

Hình ảnh: Niềng răng hô nhẹ cho trẻ em

NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

Để đưa các răng về đúng vị trí, bác sĩ sẽ dùng dây cung và mắc cài để tạo thành lực kéo, nhằm dịch chuyển răng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu niềng răng, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt và đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết nhanh chóng và bạn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.

TRONG QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Để giảm thiểu cảm giác ê buốt hay khó chịu trong quá trình niềng răng, bạn nên lưu ý một vài điều sau:
– Thời gian đầu đeo mắc cài, răng chưa quen nên hơi ê buốt nên bạn có thể ăn những thức ăn mềm, loãng như: cháo, soup để giảm áp lực cho răng.


– Hạn chế ăn những thức ăn quá cứng, dai. Bởi có thể làm bung, sút mắc cài gây tổn thương đến nướu, răng. Thay vào đó, bạn có thể cắt nhỏ thức ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm dẻo,… bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
– Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ các mảng bám trên răng.
– Tái khám răng miệng định kỳ tại nha khoa để bác sĩ theo dõi tình trạng niềng răng.

 


THÔNG TIN LIÊN HỆ BÁC SĨ LƯU

Để tìm hiểu về các vấn đề răng miệng tổng quát, hoặc các vấn đề khác như: niềng răng cho trẻ em, nhổ răng sữa, trám sâu răng cho bé,…  thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa LUUDENTIST

ĐỊA CHỈ:  Hồ Văn Lưu, Xóm 8, Diễn Liên – Diễn Châu – Nghệ An

ĐIỆN THOẠI: 0968 763 145

GIỜ LÀM VIỆC: Từ thứ 2 – 7: Từ 18h – 20h  Chủ nhật: Từ 8h – 18h (Buổi trưa vẫn làm việc bình thường)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.