TÌM HIỂU VỀ TỦY RĂNG LÀ GÌ?

Tủy răng là một liên kết bao gốm tổ hợp các dây thần kinh và mạch máu, đóng vai trò nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Thường thì khi sâu răng quá nặng, ảnh hưởng tới phần cứng là mạch máu thì chỉ định bắt buộc là phải chữa tủy răng.

Biểu hiện thường là: sưng, đau hoặc tê buốt mỗi khi ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Chính vì vậy, lấy tủy răng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ những mô tủy đã bị nhiễm trùng và bảo tồn được răng thật. Từ đó giúp người bệnh không còn phải chịu cảm giác đau đớn.

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG LÀ GÌ?

Điều trị tủy răng là phương pháp chữa tủy răng bị viêm hay đã chết nằm sâu trong thân răng. Bên cạnh đó, việc chữa tủy làm sạch khoảng trống còn lại bên trong răng, tạo hình dạng ống tủy và trám bít lại nhằm bít kín ống tủy đã bị hở.

Điều trị tủy răng

Trước đây, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ. Hiện nay, điều trị tủy giúp giữ được những răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ.

Việc điều trị tủy răng đúng thời điểm giúp giữ lại được răng thật mà đáng lẽ trước đây phải nhổ bỏ, hoặc gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có giải pháp điều trị tủy ra đời.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CẦN ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ THỂ KỂ ĐẾN NHƯ:

– Những chiếc răng bị mẻ, vỡ lớn hoặc sâu răng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng trong xương.

– Răng bị đau, nhói khi nhai hoặc nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.

– Răng đau nhức liên tục, lan đến đầu và khi tủy răng đã chết.

– Xuất hiện mủ trắng ở lợi gần chân răng và tái đi tái lại nhiều lần gây hôi miệng.

Khi răng gặp phải một trong những vấn đề trên cần phải tiến hành điều trị tủy sớm để tránh tình trạng đau nhức và chết tủy răng.

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG

Khi răng miệng bệnh nhân rơi vào tình trạng tủy răng bị hỏng, bị tổn thương, bị hoại tử hoặc bị chết thì điều trị nội nha là một chỉ định cần thiết, thậm chí là bắt buộc để duy trì được hàm răng khỏe mạnh.

Điều trị tủy răng

Khi tủy răng bị tổn thương hoặc bị chết, nó sẽ gây ra những triệu chứng như: đau đớn, nhức nhói và ê buốt, cao răng bám đầy mặt răng tạo mùi hôi khó chịu và nhất là tình trạng răng bắt đầu bị suy yếu, xương ổ răng bắt đầu có dấu hiệu tiêu hủy dẫn tới tình trạng rụng răng.

Tình trạng này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng không còn thực hiện được chức năng ăn nhai, càng không thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn miệng.

ĐIỀU TRỊ TỦY CÓ ĐAU HAY KHÔNG?

So với trước đây, việc lấy tủy răng hiện nay diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều bởi áp dụng các phương pháp điều trị và thiết bị hỗ trợ tiên tiến. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm mà không cần lo lắng hay e ngại khi thực hiện.

– TRONG KHI ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG

Đồng thời, trong quá trình thực hiện lấy tủy răng bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ tại vùng răng lấy tủy của bệnh nhân nên sẽ không có cảm giác đau. Khi lấy tủy xong, người bệnh sẽ không còn phải chịu cảm giác đau đớn do tủy hỏng gây ra. Răng lúc này cũng không còn nhạy cảm với thức ăn nóng hay lạnh.

Điều trị tủy răng

Hình ảnh: Điều trị tủy răng không gây đau nhức

– SAU KHI ĐIỀU TRỊ 

Ngoài ra, thực hiện lấy tủy xong bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau, ê buốt và chống viêm nên bạn có thể yên tâm không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

*LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TỦY

Lưu ý trước khi điều trị tủy

+  Không nên cắn hay nhai bằng cái răng được điều trị tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng. Răng đã được chữa tủy sẽ dễ gãy hơn, do đó cần phải được làm chụp bọc sớm nhất có thể.

+  Cho đến tận khi bạn có điều kiện làm chụp răng thì việc vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng chỉ tơ vẫn phải được thực hiện thường xuyên.

+  Tránh ăn nhai trên răng đó.

+  Nếu răng sau điều trị tủy được chụp răng thì bạn có thể ăn uống bình thường, chú ý tránh các đồ ăn quá nóng và quá lạnh, tránh đồ ăn cứng, quá chua hoặc cay, mặn, ngọt…

Điều trị tủy răng

Lưu ý sau khi điều trị tủy

+ Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn nhai thức ăn quá cứng, không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh (như nước đá, kem…)

+ Tránh dùng lực nhai nhiều ở răng đã điều trị tủy

+ Đánh răng với lực chải nhẹ nhàng

+ Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm tránh làm mòn răng đã điều trị tủy

+ Nên đi khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời sâu răng ; lý do là vì không còn dây thần kinh để dẫn truyền cảm giác đau khi bị sâu răng

+ Trường hợp răng điều trị tủy đã được trám nay bị đổi màu, thì cần làm mão phục hình sứ.

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY TẠI LUUDENTIST

Bước 1: Thăm khám chẩn đoán bệnh

Bệnh nhân sẽ được thăm khám chẩn đoán bệnh, sau đó sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể qua từng giai đoạn.

Bước 2: Tiến hành lấy tủy răng

Bác sĩ bắt đầu lấy tủy trực tiếp nếu phần tủy của bệnh nhân bị hoại tử hoàn toàn. Nếu tủy chưa hoại tử hết toàn bộ hoặc chỉ viêm tủy răng thôi, bác sĩ cần thực hiện gây tê tại vùng răng cần chữa tủy và thực hiện lấy sạch tủy trong răng.  

Bác sĩ sẽ dùng một loại mũi khoan chuyên dụng để tạo một lỗ nhỏ trên răng tạo đường vào buồng tủy, ống tủy. Qua hình ảnh trên phim Xquang, bác sĩ sẽ xác định chiều dài của các ống tuỷ (chiều dài của răng cần chữa tủy), đồng thời nhờ máy định vị chóp sau đó tiến hành sửa soạn bằng hệ thống trâm quay hiện đại, sau đó bơm rửa, làm sạch buồng tủy và ống tủy.

Bước 3: Tiến hành trám bít ống tủy

Tiến hành trám bít ống tủy. Tủy sẽ được trám bít sau khi làm sạch hoàn toàn và sửa soạn tỉ mỉ bằng vật liệu chuyên dụng trong điều trị chữa tủy răng. Sau khi chữa tủy hoàn thành, bệnh nhân được chụp phim X quang thêm 1 lần nữa để việc trám bít chắc chắn rằng việc trám bít ống tủy đã được thực hiện đúng chuẩn.

Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau điều trị

Điều trị tủy răng

Sau khi tủy răng được điều trị xong, răng chắc chắn sẽ bị yếu đi do tủy sống không còn. Vì thế, để đảm bảo chiếc răng này  được chắc khỏe và thực hiện ăn nhai tốt, người bệnh có thể tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ răng hoàn hảo hơn.

THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG HẾT BAO LÂU

Tủy là một phần quan trọng cấu tạo của răng, có vai trò nuôi dưỡng và duy trì sự bền chắc của răng, vì thế khi tủy răng bị tổn thương sẽ làm cho răng của bạn xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài. Răng cần chỉ định điều trị tủy răng khi có tình trạng viêm tủy không hồi phục hoặc tủy răng đã chết, nhiễm khuẩn tủy răng do các nguyên nhân gây viêm tủy: Sâu răng, gãy vỡ răng hở tủy, ê buốt không đáp ứng với các điều trị khác, nang chân răng, mài răng tạo hình thẩm mỹ..

Thời gian điều trị tủy răng mất bao lâu tùy thuộc vào: Vị trí răng cần điều trị, tình trạng cấu trúc răng, tay nghề chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và trang thiết bị hỗ trợ.

– Đối với trường hợp điều trị răng sâu vào tủy thì chỉ có 1 ống tủy, nếu chân răng ngay thẳng thì có thể làm xong trong vòng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, với trường hợp răng cửa có một ổ nhiễm khuẩn, răng không ngay thẳng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, có thể từ 1 – 2 lần hẹn.

– Với trường hợp điều trị tủy cho răng hàm và các răng kế cận răng cửa thì chân răng càng nhiều đồng nghĩa với nhiều ống tủy với thời gian điều trị kéo dài hơn.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Để tìm hiểu về các vấn đề răng miệng tổng quát, hoặc các vấn đề khác như: niềng răng, răng sứ thẩm mỹ, trồng răng thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa LUUDENTIST

ĐỊA CHỈ:  Hồ Văn Lưu, Xóm 8, Diễn Liên – Diễn Châu – Nghệ An

ĐIỆN THOẠI: 0968 763 145

GIỜ LÀM VIỆC: Từ thứ 2 – 7: Từ 18h – 20h  Chủ nhật: Từ 8h – 18h (Buổi trưa vẫn làm việc bình thường)