Bị Viêm Nha Chu Do Không Lấy Cao Răng Định Kỳ

Viêm nha chu hay còn gọi là bệnh nha chu, đây là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở cả người trẻ và lớn tuổi. Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, chảy máu ở lợi, sưng nướu,….

1. Tìm hiểu về bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu hay còn gọi là bệnh nha chu là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm. Viêm nha chu được chia thành hai nhóm chính, đó là viêm lợi và viêm nha chu.

  • Viêm lợi: Viêm lợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
  • Viêm nha chu: Viêm lợi ở tuổi dậy thì nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu ở tuổi thanh thiếu niên và lớn tuổi.

Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và bám trên răng, gây viêm lợi. Đây được xem là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nha chu. Ngoài ra, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Không chú ý chăm sóc răng miệng.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khoa học.
  • Suy giảm sức đề kháng do bệnh lý (HIV/AIDS) hoặc đang mang thai.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Mắc một số bệnh như đái tháo đường, cơ thể bị nhiễm trùng, …

2. Các dấu hiệu viêm nha chu

Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết là:

  • Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ răng.
  • Sưng nướu, lợi.
  • Chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi chải răng hoặc nhai thức ăn.
  • Đè vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra.
  • Hôi miệng.
  • Khi nhai thức ăn thấy răng không bình thường, răng bị lung lay.
  • Răng thưa do bị di lệch.

3. Tầm quan trọng của việc lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng không quan trọng” là suy nghĩ sai lầm của nhiều người, dẫn đến tình trạng cảm thấy việc cạo vôi răng cần thiết và dẫn đến hành vi không thường xuyên cạo vôi răng định kỳ. Bỏ qua việc đơn giản này có thể tăng khả năng mắc những triệu chứng răng như viêm nha chu, thậm chí là tuột nướu, tiêu xương dẫn đến rụng răng. 

Khách hàng có thể chưa biết: vôi răng chỉ đơn giản là những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng, kết hợp cùng với xác vi khuẩn, tạo thành các mảng bám dính trên răng. Những mảng bám lúc đầu mềm, trong quá trình vệ sinh răng hàng ngày có thể loại bỏ dễ dàng thông qua việc đánh răng, sử dụng tăm chỉ nha khoa, sử dụng tăm nước, … để loại bỏ mảng bám. Tuy nhiên, nếu mảng bám vẫn còn, sau một thời gian trở nên cứng, gọi là vôi răng.