Bệnh viêm lợi là bệnh rất phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới, Cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất dễ mắc phải. Viêm lợi không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. Cùng Nha Khoa LUUDENTIST tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.

1. VIÊM LỢI LÀ GÌ?

Viêm lợi là tình trạng nướu bị viêm, thường do nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu.

Bệnh nha chu – biến chứng nặng của viêm lợi là một tập hợp các tình trạng viêm ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng. Trong giai đoạn đầu, được gọi là viêm nướu, nướu bị sưng, đỏ và có thể chảy máu. Ở dạng nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm nha chu, nướu có thể kéo ra khỏi răng, tiêu xương và răng có thể lung lay hoặc rụng.

Bệnh viêm lợi

Hình ảnh: Lợi bị viêm

Điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng tốt và làm sạch răng chuyên nghiệp thường xuyên. Vệ sinh răng miệng được khuyến nghị bao gồm đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa. Trong một số trường hợp nhất định, thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật nha khoa có thể được khuyến nghị. Ước tính có 538 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng vào năm 2020. Tại Hoa Kỳ, gần một nửa số người trên 30 tuổi bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó và khoảng 70% trong số những người trên 65 tuổi mắc bệnh này. Nam giới bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nữ giới

2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH VIÊM LỢI

Người bị viêm lợi trải qua hai giai đoạn của bệnh:

  •  Viêm lợi cục bộ

Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lợi sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi có tác động, nhất là lúc đánh răng. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.

  • Viêm cận răng

Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm lợi
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM LỢI

Triệu chứng viêm lợi rất dễ theo dõi và phát hiện. Người bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu trực tiếp có thể thấy được từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi như:

– Đau ở khoang miệng, chỗ lợi sưng.
– Miệng hôi.
– Chải răng thấy buốt, có máu xuất hiện khi đánh răng.
– Lợi sưng hoặc có màu hồng tím, nhú lợi tròn.
– Trường hợp nặng có thể bị lở loét, mưng mủ.
– Răng lỏng, lung lay khỏi lợi, giữa răng và lợi xuất hiện khe hổng, sâu.
– Có cao răng, mảng bám răng.
Hôi miệng
 
Hình ảnh: Triệu chứng hôi miệng của bệnh viêm lợi

4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM LỢI

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng, gây viêm các mô xung quanh nướu. Dưới đây là cách mảng bám có thể dẫn đến viêm lợi:

Mảng bám hình thành trên răng của bạn

Mảng bám răng là một lớp màng dính, vô hình bao gồm chủ yếu là vi khuẩn hình thành trên răng khi tinh bột và đường trong thức ăn tương tác với vi khuẩn thường có trong miệng của bạn. Mảng bám răng cần loại bỏ hàng ngày vì nó hình thành lại nhanh chóng.

Mảng bám chuyển thành cao răng

Mảng bám bám trên răng có thể cứng lại dưới đường viền nướu của bạn thành cao răng (vôi răng), nơi tích tụ vi khuẩn. Cao răng khiến mảng bám khó loại bỏ hơn, tạo lá chắn bảo vệ vi khuẩn và gây kích ứng dọc theo đường viền nướu. Bạn cần làm sạch răng chuyên nghiệp để loại bỏ cao răng.

Nướu bị viêm (viêm lợi)

Mảng bám và cao răng lưu lại trên răng càng lâu, chúng càng gây kích ứng nướu, phần nướu bao quanh chân răng, gây viêm. Theo thời gian, nướu của bạn bị sưng và dễ chảy máu. Sâu răng (sâu răng) cũng có thể dẫn đến. Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể tiến tới viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.

5. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM LỢI

Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người.

Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng.

Làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thường có cân nặng lúc ra đời thấp hơn những đứa trẻ có mẹ với răng lợi khỏe mạnh.

6. CÁCH PHÒNG & ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LỢI

Áp dụng nguyên tắc 3 – 3

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha sĩ Hoa Kỳ thống kê đã cho thấy hầu hết mọi người hầu hết chỉ dành ít hơn 1 phút mỗi ngày cho việc vệ sinh răng miệng. Đây là khoảng thời gian quá ngắn ngủi để vệ sinh răng miệng. Do đó việc vệ sinh răng miệng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên đánh rằng ba lần mỗi ngày, mỗi lần đánh răng cần kéo dài 3 phút để đảm bảo cả những chiếc răng tận sâu bên trong cũng được vệ sinh sạch sẽ.

Chải răng đúng cách

Việc chải răng sẽ trở nên “vô dụng”, thậm chí còn gây hại nếu bạn không biết cách chải răng. Thông thường mọi người chỉ có thói quen chải răng theo chiều ngang, cách chải răng này không những không giúp loại bỏ vi khuẩn, cặn bã một cách tối ưu mà còn gây hại men răng.

Cách vệ sinh răng giả tháo lắp

Hình ảnh: Cách vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh bị viêm lợi

Thăm khám định kỳ

Đừng đợi đến khi có những rắc rối, những biểu hiện bất thường của răng miệng mới nghĩ đến việc đi gặp nha sĩ, bởi khi đó có thể bạn đã phải đối mặt với những vấn đề trầm trọng của răng miệng.

Khi phát hiện răng bạn có nhiều mảng bám hoặc cao răng bác sĩ sẽ loại bỏ “kẻ thù” này để phòng tránh nguy cơ viêm lợi, sâu răng hay những rắc rối khác của răng miệng.

Lời khuyên dành cho bạn là nên định kỳ thăm khám răng miệng đều đặn 6 tháng mỗi lần để lấy cao răng loại bỏ những mảng bám trên răng, phát hiện sớm những rắc rối gây hại cho răng, miệng, lợi…

Vệ sinh lưỡi

Nhiều người cho rằng vệ sinh răng miệng chỉ đơn giản là đánh răng đều đặn là đủ thế nhưng thực chất bạn cần quan tâm đến việc vệ sinh cả lưỡi. Bởi đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở gây nên hơi thở nặng mùi hoặc làm tăng nguy cơ viêm lợi, sâu răng.
Ưu tiên những loại kem đánh răng có khả năng khống chế mảng bám, vì mảng bám là “đầu mối” gây viêm lợi, viêm chân răng.

Cần làm gì khi bị viêm lợi?

Để điều trị viêm lợi bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt tránh những biến chứng xấu không mong muốn. Trong những trường hợp nặng nha sĩ sẽ phẫu thuật để phục hồi các mô lợi bao quanh răng.

Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề sức khỏe răng miệng, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ Hotline 0968 763 145 để được tư vấn cụ thể!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.