RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG
NGUY HIỂM BẠN CÓ BIẾT

Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Răng khôn bị nướu trùm lưu chứa thức ăn dẫn tới viêm lợi trùm và hôi miệng

Răng 8 mọc ngang/ mọc lệch đẩy vào răng số 7

Thời gian tác động dài có thể khiến chân răng số 7 bị ảnh hưởng, gây tiêu xương, viêm nhiễm hoặc nang chân răng

Đau đớn khó chịu

Tình trạng răng khôn mọc lệch gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc

Răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm trong xương hàm lâu ngày hình thành nang quanh thân răng, nang phát triển phá hủy toàn bộ xương góc hàm

1. Nhổ răng khôn là gì?

Nhổ răng khôn là một quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ một hoặc nhiều răng khôn của bạn. Răng khôn là bốn răng vĩnh viễn mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành, nằm ở góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Răng khôn còn gọi là răng hàm thứ ba, là răng mọc cuối cùng ở độ tuổi vị thành niên hoặc ở độ tuổi 20 và có thể cần phải được nhổ bỏ dựa trên khuyến cáo của nha sĩ.

2. Tổng quan về răng khôn

Răng khôn, thường được gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng “đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió”, không hề gây đau đớn; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm.Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi răng khôn mọc, nha sĩ của bạn thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:

  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Răng khôn không mọc đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn chỉ mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
  • Nếu răng khôn không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc ngầm  có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn. 

3. Khi nào thì cần nhổ răng khôn

Hãy khám răng định kỳ hai lần một năm để nha sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu nha sĩ phát hiện vấn đề đáng lo ngại nào về răng khôn của bạn, họ sẽ kiểm tra chuyên sâu hơn và tiến hành chụp X-quang, cũng như thảo luận với bạn về phương pháp điều trị những vấn đề đó. Răng khôn thường được nhổ  thông qua phẫu thuật nhổ răng khôn khi có các dấu hiệu như sau:

  • Những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng khôn có thể bị tổn thương
  • Nguy cơ răng mọc ngầm
  • Nguy cơ viêm nhiễm răng
  • Hình thành u nang hoặc khối u

Nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai, và những bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù khó có thể dự đoán các vấn đề gặp phải trong tương lai, nhưng lý do để thực hiện nhổ răng khôn thay vì giữ chúng lại trong miệng là để giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe hơn trong tương lai:

  • Răng khôn không có các triệu chứng trên vẫn có thể chứa các nguy cơ gây bệnh.
  • Nếu không có đủ không gian cho răng khôn mọc, thường rất khó để tiếp cận cũng như làm sạch răng khôn đúng cách.
  • Các biến chứng nghiêm trọng của răng khôn ít xảy ra ở người trẻ tuổi.
  • Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn với việc phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu thuật.

4, Cần chuẩn bị những gì trước khi đi nhổ răng khôn?

Nếu bạn đã nghĩ đến việc nhổ răng khôn, thì có lẽ bạn đã tự hỏi về việc nên chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật này như thế nào. Bạn cần chia sẻ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn về việc nhổ răng khôn, tìm hiểu xem bạn có phù hợp với việc nhổ răng khôn hay không và chia sẻ về những rủi ro hoặc bất kỳ lo lắng nào của bạn. Nha sĩ của bạn có thể thực hiện quy trình phẫu thuật nhổ răng tại phòng khám, tuy nhiên nếu răng của bạn bị mọc ngầm quá sâu hoặc nếu việc nhổ răng dự kiến sẽ có nhiều khó khăn hơn bình thường, nha sĩ của bạn có thể đề nghị bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật răng miệng. Khi bạn gặp chuyên gia nha khoa, bạn nên hỏi một số câu hỏi dưới đây:

  • Cần phải nhổ bao nhiêu răng khôn?
  • Khi phẫu thuật, loại gây mê nào sẽ được sử dụng?
  • Quá trình phẫu thuật răng khôn phức tạp hoặc chuyên sâu như thế nào?
  • Thời gian ước tính của quá trình phẫu thuật là bao lâu?
  • Trong quá trình phẫu thuật, các răng xung quanh có bị tổn thương hay không?
  • Dây thần kinh có khả năng bị tổn thương hay không?
  • Bạn có cần phải điều trị nha khoa hậu phẫu không?
  • Thời gian trung bình để hồi phục và quay trở lại hoạt động thường ngày sau phẫu thuật là bao lâu?

Mặc dù nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn có thể không có câu trả lời đầy đủ cho tất cả những câu hỏi này, nhưng họ cũng sẽ chuẩn bị phần nào để trả lời cho những câu hỏi này. Nhổ răng khôn là một quy trình phẫu thuật khá tiêu chuẩn, vì vậy ngay cả khi các bác sĩ không có câu trả lời chính xác, thì họ vẫn có thể đưa ra những hướng dẫn cơ bản.

5. Khi nào nên gọi cho bác sĩ nha khoa của bạn

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu hoặc triệu chứng này sau khi phẫu thuật, hãy liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay lập tức vì chúng có thể là dấu hiệu của chứng  khô ổ răng, viêm nhiễm, tổn thương dây thần kinh hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác:

  • Sau vài ngày sưng tấy không thuyên giảm 
  • Sốt nhẹ
  • Thuốc giảm đau được kê toa nhưng không có hiệu quả giảm đau
  • Nước súc miệng không rửa trôi được mảng bám hoặc dư vị còn sót lại
  • Các ổ răng có mủ tụ lại bên trong hoặc rỉ ra từ vết thương
  • Mất cảm giác hoặc tê kéo dài

Kết luận:

Bạn có thể không cần phải tái khám sau khi nhổ răng khôn trừ khi có biến chứng xảy ra, nhưng bạn cũng có thể gặp các vấn đề dai dẳng khác (như đau nhức, sưng, tê, chảy máu), chúng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc tổn thương dây thần kinh, hoặc bạn cần phải tháo chỉ (vì chúng không phải là chỉ khâu tự tiêu).

Nếu bạn gặp các biến chứng trên, hãy liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay lập tức để thảo luận về các phương án điều trị thích hợp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ BÁC SĨ LƯU

Để tìm hiểu về các vấn đề răng miệng tổng quát, hoặc các vấn đề khác như: niềng răng, răng sứ thẩm mỹ, trồng răng thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa LUUDENTIST

ĐỊA CHỈ:  Hồ Văn Lưu, Xóm 8, Diễn Liên – Diễn Châu – Nghệ An

ĐIỆN THOẠI: 0968 763 145

GIỜ LÀM VIỆC: Từ thứ 2 – 7: Từ 18h – 20h  Chủ nhật: Từ 8h – 18h (Buổi trưa vẫn làm việc bình thường)